I. Thủ tục chung thành lập doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
II. Những điều cơ bản cần biết khi thành lập doanh nghiệp
1. Hồ sơ cần chuẩn bị trước khi thành lập:
- Yêu cầu hồ sơ: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (sao y không quá 3 tháng).
- Lựa chọn tên doanh nghiệp
- Chọn địa chỉ trụ sở, địa điểm hoạt động (nếu có), các đơn vị trực thuộc (nếu có) (không cần chứng minh các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng).
- Vốn điều lệ/Vốn đăng ký kinh doanh.
- Lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh và khắc dấu:
- Đăng ký cấp giấy phép kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh: về nguyên tắc doanh nghiệp được phép hoạt động sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tự khắc dấu và thông báo mẫu dấu tới phòng ĐKKD. Con dấu có hiệu lực sau 03 ngày kể từ ngày nộp thông báo mẫu dấu.
3. Thủ tục sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Kê khai thuế: lập hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quận (nơi doanh nghiệp có trụ sở chính).
- Mua/tự in hoá đơn.
- Hàng quý, hàng năm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế.
Lưu ý:
Mức thuế môn bài: thuế môn bài không phải là một sắc thuế mà là khoản thu nộp theo năm, một năm thu một lần nhằm kiểm kê, kiểm soát và phân loại cơ sở kinh doanh.
Bậc thuế môn bài
|
Vốn đăng ký (tỷ đồng)
|
Mức thuế môn bài cả năm (tỷ đồng)
|
Bậc 1
|
Trên 10 tỷ đồng
|
3.000.000
|
Bậc 2
|
Từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
|
2.000.000
|
Bậc 3
|
Từ 2 tỷ đồng đến duwois 5 tỷ đồng
|
1.500.000
|
Bậc 4
|
Dưới 2 ỷ đồng
|
1.000.000
|
Doanh nghiệp thành lập từ ngày 1/7 của thì đóng ½ mức thuế môn bài cả năm đó.
- Thời hạn đăng ký thuế (điều 22 luật Quản lý thuế): Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư.